Đã thêm sản phẩm
  • Tiếng Việt
  • English

Thẻ: Sản phẩm xương khớp Hoàng Hường

xuong-khop-hoang-huong

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên xương khớp Hoàng Hường được người tiêu dùng lựa chọn

Có đến 150 loại viêm khớp, nhưng loại phổ biến nhất là viêm khớp xương mãn tính. Đây là tình trạng thoái hóa khớp, mức độ nghiêm trọng có thể dao động từ cơn đau nhẹ đến khá nặng. Thường bắt đầu bằng sự thương tổn mô khớp mềm như sụn và có thể gây cứng khớp và bất động khớp. Mọi người đều có thể mắc viêm xương khớp mãn tính – đàn ông và phụ nữ, người già và cả trẻ em. Thông thường, viêm khớp xương mãn tính ảnh hưởng đến đầu gối, hông, cột sống và bàn tay.

1. Các vấn đề xương khớp thường gặp

1.1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp,  xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi cao, bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…

Những dấu hiệu của thoái hóa khớp gồm:

  • Đau nhức quanh khớp: ở vùng xung quanh khớp bị thoái hóa thường xuất hiện cơn đau âm ỉ, lúc đầu chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau giảm nhưng khi trở nặng làm cơn đau kéo dài và đau dữ dội hơn.
  • Cứng khớp: Cứng khớp buổi sáng là dấu hiệu hay gặp ở những người thoái hóa khớp. Biểu hiện rõ nhất là khó cử động ở các khớp bị thoái hóa, đau, sau khoảng 30 phút mới có thể bình thường trở lại.
  • Khớp bị biến dạng: có thể vùng khớp thoái hóa bị sưng to lên hoặc các cơ sẽ bị teo nhỏ lại.
  • Hạn chế các hoạt động: các hoạt động trong đời sống hàng ngày bị hạn chế như cúi đầu sát đất, quay cổ ra sau.

Các phương pháp cải thiện thoái hóa khớp:

Phương pháp không dùng thuốc: Người mắc được hướng dẫn giảm cân nếu bị thừa cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện để chống thoái hóa khớp gối hiệu quả; vật lý trị liệu giảm đau, thay đổi  tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải.

Phương pháo dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ và tiêm vào trong khớp gối), thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerein, piascledine,…).

Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi khớp (Cắt lọc, bào, rửa khớp), khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn và mổ thay khớp.

1.2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các biểu hiện của viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng thuyên giảm khi được xử lý sớm kịp thời.viem-da-khop-dang-thap_13

1.3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương ở cột sống. Trên thực tế, thường gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

1.4. Gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng phát triển xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép dây thần kinh gây ra đau.

Phần lớn người mắc thường không cảm thấy bất cứ triệu chứng trong thời gian đầu. Tuy nhiên khi tình trạng bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện.

Một số biểu hiện gai cột sống là:

  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt khi đứng hoặc đi.
  • Trường hợp nặng là đau tê ở cổ lan qua hai tay, cảm giác đau ở lưng, dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại, vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

1.5. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là cụm từ mô tả tình trạng đau lan từ mông dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm có:

Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau.

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống là nguyên nhân gây đau.

Trượt đốt sống: Khi trượt đốt sống sẽ làm hẹp lỗ liên đốt cột sống gây tác động vào thần kinh tọa gây đau.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa còn do chấn thương, viêm…

1.6. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống bắt đầu sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Trong hệ thống cột sống 3 vùng thường xảy ra thoái hóa và tùy thuộc vào từng vị trí khác nhau sẽ có những dấu hiệu thoái hóa cột sống khác nhau:

Thoái hóa cột sống cổ: ở những người bị thoái hóa vùng cổ có những biểu hiện như đau ê ẩm vùng cổ (vùng sau gáy), đau nhức sang vùng bả vai, có thể lan sang cánh tay. Thậm chí, những người bị nặng có thể bị tê bì xuống đốt ngón tay hoặc đau lan lên đỉnh đầu, ù tai, tức hốc mắt…

Thoái hóa cột sống lưng: biểu hiện thường gặp đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng. Khi tiến triển nặng hơn, có thể gây bị tê bì dọc từ mông xuống chân, thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.

Thoái hóa cột sống ngang ngực: ít gặp hơn 2 trường hợp trên, biểu hiện đau ngang lưng, đau kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở.

1.7. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Nguyên nhân gây ra loãng xương có thể là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc… Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi mãn kinh.

Xương khớp là một trong những vấn đề phổ biến của người Việt Nam, có thể gây ra biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Đối tượng thường gặp nhất là người ở trong độ tuổi trung niên, người già, người có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề về xương khớp đều có thể phát hiện và đoán từ rất sớm, vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về cơ xương khớp. Từ đó có kế hoạch phòng ngừa tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên xương khớp Hoàng Hường được người tiêu dùng lựa chọn

Thành phần chính của Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên xương khớp Hoàng Hường

  • NanoHerbs:…………………………………………………………………….. 470mg
    (Có chứa:
    – 450 mg cao sấy phun từ hỗn hợp chiết xuất thảo mộc thô (Thiên niên kiện: 1200mg, Hy thiêm: 1200mg, Địa liền: 1000mg, Dây đau xương: 960mg, Kê huyết đằng: 960mg, Cốt toái bổ: 800mg, Cẩu tích: 800mg, Thổ phục linh: 800mg, Khương hoạt: 800mg, Ngưu tất bắc: 800mg)
    – 20mg Nano Curcumin)
  • Flexigo 2,7% (Chiết xuất Móng quỷ) …………………………………..240mg
    (Tỷ lệ chiết xuất 2-3/1)
  • Chiết xuất Nhũ hương (Boswellia serrata extract): ……………….120mg
    (Tỷ lệ chiết xuất 3/1)
  • Chiết xuất Vỏ liễu trắng (White willow bark extract):……………. 100mg
    (Tỷ lệ chiết xuất 3/1)
  • Bromelain: …………………………………………………………………………………40mg
  • Vitamin K2 MK7 (10.000ppm): ………………………………………………………20mg
  • Acid Hyaluronic:……………………………………………………………….. 10 mg
  • Vitamin D3 (Cholecalciferol): …………………………………………….500IU
  • Phụ liệu: Vỏ nang gelatin, chất độn (lactose, cellulose vi tinh thể, tinh bột), chất chống đông
    vón (magie stearat, aerosil, talc), polyvinylpyrrolidone (PVP) vừa đủ 2 viên.

Công dụng

  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm khớp và thoái hóa khớp.
  • Hỗ trợ hạn chế lão hóa khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Cách dùng

  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.
  • Uống cách xa bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ
  • Nên sử dụng ít nhất một đợt từ 1-3 tháng để có hiệu quả.

Đối tượng sử dụng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên xương khớp Hoàng Hường được sử dụng cho người bị viêm khớp, thoái hóa khớp có các triệu chứng: đau nhức khớp, khó vận động.

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và người mẫn cảm, kiêg kỵ với bất cứ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người dưới 18 tuổi.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại để được nhân viên tư vấn hỗ trợ.

xương khớp Hoàng Hường


BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HOÀNG HƯỜNG

Trụ sở chính: Tầng 6 số 36 Nguyễn Hoàng, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0109735757

Email: hoanghuongh2h@gmail.com

Hotline: 1900886692

Website: www.duocphamhoanghuong.com
Copyright © 2021 Hoang Huong.
MẠNG XÃ HỘI
HOTLINE TƯ VẤN